KHÔNG GIAN BẾP

  1. Quy trình hoạt động trong nhà bếp

Căn bếp không chỉ đơn thuần là nơi nấu nướng mà có thể được xem là trung tâm, là linh hồn của ngôi nhà. Vì tính chất quan trọng của gian bếp, gia chủ nên xem xét nhiều yếu tố để tạo được sự hài hòa trong không gian nhà ở.

Đầu tiên, ta nên nắm rõ quy trình hoạt động của gian bếp như sau:

Khu vực bếp có thể được chia thành 3 khu vực và tương tác như sau:

1. Khu vực rửa (chậu rửa): khu vực làm sạch thực phẩm.

2. Khu vực nấu (bếp nấu trên mặt bếp dưới - thường là trên mặt đá).

3. Khu vực lưu trữ thực phẩm (thường là tủ lạnh + các giá lưu đồ khô).

Đây cũng chính là nguyên tắc tam giác bếp. Nguyên tắc tam giác trong bếp xác định ba điểm này và sắp xếp vị trí của chúng sao cho chúng ta có thể di chuyển trong vòng tam giác thoải mái nhất, tiếp đến mới quan tâm đến cách bài trí nội thất.

  1. Bố trí các khu vực trong nhà bếp

Hiện có rất nhiều cách thiết kế bếp như kiểu chữ I, U, G, song song hay kiểu bếp đảo như hình dưới, nhưng tất cả ý tưởng thiết kế đều phải đảm bảo nguyên tắc “vùng tam giác hoạt động”: Sắp xếp tủ lạnh, bồn rửa, bếp nấu hợp lý để bạn di chuyển thuận tiện nhất.

Hãy để ý trong ba vị trí này, hoặc là bếp nấu luôn cách xa tủ lạnh hoặc sẽ được đặt ở vị trí hoàn toàn tách biệt để đảm bảo sự an toàn. Do đó khi thiết kế bếp, bạn hãy sắp xếp bếp nấu xa nhất.

Đặc điểm nguyên tắc tam giác bếp

Ngay cả khi nguyên tắc tam giác bếp đã xuất hiện được gần thế kỷ, nó vẫn được các kiến trúc sư hiện nay tuân thủ chính xác một vài nguyên tắc cốt yếu, rất có thể cũng sẽ phù hợp với nhà bếp của bạn:

  • Không có cạnh nào của tam giác ngắn hơn 1.2m, hay dài hơn 2.7m;
  • Tổng chiều dài của cả ba cạnh không ít hơn 4m, hay không quá 7.9m;
  • Tủ bếp hay vật chướng không nên chặn bất kỳ cạnh nào của tam giác quá 30cm;
  • Các vật chướng cao như tủ bếp, kệ treo tường không được chặn cùng lúc hai điểm bất kỳ trong ba điểm này.

 

  1. Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn & các thiết bị cơ bản

Diện tích phòng bếp bao nhiêu là vừa là hợp lý nhất là những câu hỏi thường hay gặp của các gia đình đang có ý định cải tạo hoặc xây dựng mới phòng bếp. Để giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi trên cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng và bố trí nội thất các trang thiết bị và diện tích tổng thể mà bạn sở hữu. Nếu chỉ thiết kế đơn giản bao gồm: tủ bếp, chậu rửa, bếp nấu, không có phòng ăn tích hợp thì phòng bếp rộng bao nhiêu là vừa ? Ở Việt Nam diện tích phòng bếp sử dụng phổ biến là: 12m2, 17m2, 22m2, 27m2. Còn nếu bố trí thêm phòng ăn và tích hợp thêm quầy bar mini hoặc bàn đảo bếp cần nới rộng ra thêm một chút sao cho lối đi lại 2 người di chuyển được thoải mái là được (khoảng 1.2m).

Bếp cho người sử dụng càng có chiều cao thì khoảng cách giữa tủ trên và tủ dưới càng lớn

Khi gia đình có ý định thiết kế nội thất phòng bếp đặc biệt là thiết kế tủ bếp nên cân nhắc và tính toán kỹ vị trí lắp đặt sao cho phù hợp với chiều cao của người hay sử dụng bếp trong gia đình.

Ngoài ra, gia đình cũng cần lưu ý một số thông số trong thiết kế gian bếp:

  • Khoảng cách từ sàn bếp đến mặt bàn: 80-90 cm
  • Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới:
    • Khu vực máy hút mùi: 60 – 80 cm
    • Khu vực chậu rửa & khu vực khác: 40 – 60 cm
  • Khoảng cách giữa chậu rửa và khu vực bếp: 50 cm
  • Chiều cao tủ bếp dưới nếu có đặt máy rửa chén âm tủ là 90 cm. Chiều rộng lắp đặt máy rửa chén là 60 cm.
  • Chiều cao chỗ đặt vị trí lò vi sóng âm: 120-140 cm tính từ mặt đất đến đáy lò vi sóng
  • Thiết kế bếp chữ U hoặc song song, khoảng cách lý tưởng giữa chúng là 1,2m
  • Chiều cao bếp đảo kết hợp bar thì bàn đảo cao từ 80 - 90 cm, chiều cao bar cao 115 cm, chiều cao từ mặt bếp đến đáy máy hút mùi là 75 cm
  • Chiều cao bàn đảo không có bếp là từ 75 - 80 cm
  • Đèn thả ở trên nếu có thì cao cách mặt bàn 75 cm mới thao tác rõ được. Chiều cao mặt ghế cách đáy bàn tối thiểu 25 cm thì ngồi mới thoải mái không bị cấn đầu gối.

Bạn đang xem: KHÔNG GIAN BẾP
Bài trước
popup

Số lượng:

Tổng tiền: